Cửa kính từ xa xưa đã được sử dụng trong kiến trúc xây dựng. Có không ít các ô cửa kính đã đi vào lịch sử với vẻ đẹp, nét văn hóa mà nó mang lại. Mời bạn cùng chiêm ngưỡng 10 ô cửa kính đẹp nhất do hãng tin BBC của Anh bình chọn.


1. Augsburg Cathedralm, Đức
Ô cửa kính Augsburg Cathedralm

Hình ảnh của Moses, Daniel và các nhân vật trong Kinh thánh được khắc họa trên ô cửa kính, xung quanh là đường viền đá cẩm thạch tại nhà thờ Augsburg được xây dựng từ cuối thế kỷ 11 tại Đức.

2. Christ of Wissembourg, Pháp 
Cửa kính ở Christ of Wissembourg

Chân dung của Chúa trên ô cửa sổ trong một bảo tàng ở Strasbourg, Pháp, xây dựng cuối thế kỷ 11, được cho là có nguồn gốc từ tu viện Benedictine, phía Bắc vùng Alsace.

3. Chartres Cathedral, Pháp
Cửa kính ở Chartres Cathedral, Pháp

Cuối thời Trung cổ cửa kính màu trở nên bùng nổ trong kiến trúc giai đoạn này. Nhà thờ Chartres, Pháp cũng không nằm ngoại lệ với những họa tiết cổ kính, hoa hồng, sặc sỡ màu sắc.

4. Sainte-Chapelle, Pháp
Cửa kính ở Sainte-Chapelle, Pháp

Họa tiết trang trí trong thời Trung cổ không chỉ khắc họa những truyền thuyết của Kinh thánh mà còn kể lại những giai đoạn lịch sử, quyền lực chính trị và lịch sử địa phương. Những khung cửa kính màu tại nhà thờ Sainte-Chapelle, đảo Ile de la Cité, Pháp cũng miêu tả các câu chuyện từ thời Cựu Ước và Tân Ước, cùng những di tích về vua Louis IX.

5. York Minster, Anh
Cửa kính ở York Minster, Anh

6. Vua Arthur và Ngài Lancelot
York Minster là một trong những nhà thờ lớn nhất Châu Âu, xây dựng vào thế kỷ 15. Được cho là kiệt tác kiến trúc Gothic ở miền Bắc nước Anh với những ô cửa sổ lớn màu sắc huyền bí. Đây là thiết kế của nghệ sĩ đầu tiên có tên trong lịch sử xứ sở sương mù John Thornton.

Cửa kính ở York Minster

William Morris, một nhà thiết kế sáng tạo đã tạo ra tác phẩm trên kinh Vua Arthur và Ngài Lencelot nhiều màu sắc trên khung cửa sổ.

7. Ô cửa sổ của Frank Lloyd Wright, Mỹ
Ô cửa sổ của Frank Lloyd Wright, Mỹ

Kiến trúc sư vĩ đại đầu tiên người Mỹ Frank Lloyd Wright đã sáng tạo phong cách Prairie thông qua các tác phẩm trừu tượng trên thủy tinh mà lấy cảm hứng trực tiếp từ thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật chuyển động của Moris.

8. Nhà thờ Brown Memorial, Mỹ
Nhà thờ Brown Memorial, Mỹ

Ô cửa kính tại nhà thờ Brown, do Louis Comfort Tiffany sáng tạo. Ông là tài năng nghệ nhân người Mỹ với vô số tác phẩm nghệ thuật trang trí từ thiết kế đồ trang sức đến đồ gốm, nhưng thành công và được đánh giá cao hơn cả chính là hội họa trên kính. Kết hợp màu sắc trong khi thủy tinh vẫn còn nóng chảy tạo ra hiệu ứng màu sắc tinh tế hơn bao giờ hết, mang lại cái nhìn nghệ thuật cho cả một thế hệ người Mỹ.

9. Vence Chapel, Pháp
Vence Chapel, Pháp

Henri Matisse nghệ sĩ người Pháp nổi tiếng là tác giả của công trình Vence Chape đặc sắc, gợi lên màu sắc của miền Nam quốc gia Tây Âu với nắng vàng, lá cây xanh và xanh dương của vùng Địa Trung Hải.

10. Grossmünster Zürich, Đức
Grossmünster Zürich, Đức

Những ô cửa sổ ở nhà thờ Grossmünster Zürich miêu tả nhiều cảnh trong Kinh thánh, ngoạn mục nhất là tác phẩm trừu tượng được nhiếp ảnh gia người Đức Polke thực hiện bằng đá mã não.

Hoàng Dung (lược dịch)

Những ô cửa kính đẹp nhất Thế Giới

Cửa kính từ xa xưa đã được sử dụng trong kiến trúc xây dựng. Có không ít các ô cửa kính đã đi vào lịch sử với vẻ đẹp, nét văn hóa mà nó mang lại. Mời bạn cùng chiêm ngưỡng 10 ô cửa kính đẹp nhất do hãng tin BBC của Anh bình chọn.


1. Augsburg Cathedralm, Đức
Ô cửa kính Augsburg Cathedralm

Hình ảnh của Moses, Daniel và các nhân vật trong Kinh thánh được khắc họa trên ô cửa kính, xung quanh là đường viền đá cẩm thạch tại nhà thờ Augsburg được xây dựng từ cuối thế kỷ 11 tại Đức.

2. Christ of Wissembourg, Pháp 
Cửa kính ở Christ of Wissembourg

Chân dung của Chúa trên ô cửa sổ trong một bảo tàng ở Strasbourg, Pháp, xây dựng cuối thế kỷ 11, được cho là có nguồn gốc từ tu viện Benedictine, phía Bắc vùng Alsace.

3. Chartres Cathedral, Pháp
Cửa kính ở Chartres Cathedral, Pháp

Cuối thời Trung cổ cửa kính màu trở nên bùng nổ trong kiến trúc giai đoạn này. Nhà thờ Chartres, Pháp cũng không nằm ngoại lệ với những họa tiết cổ kính, hoa hồng, sặc sỡ màu sắc.

4. Sainte-Chapelle, Pháp
Cửa kính ở Sainte-Chapelle, Pháp

Họa tiết trang trí trong thời Trung cổ không chỉ khắc họa những truyền thuyết của Kinh thánh mà còn kể lại những giai đoạn lịch sử, quyền lực chính trị và lịch sử địa phương. Những khung cửa kính màu tại nhà thờ Sainte-Chapelle, đảo Ile de la Cité, Pháp cũng miêu tả các câu chuyện từ thời Cựu Ước và Tân Ước, cùng những di tích về vua Louis IX.

5. York Minster, Anh
Cửa kính ở York Minster, Anh

6. Vua Arthur và Ngài Lancelot
York Minster là một trong những nhà thờ lớn nhất Châu Âu, xây dựng vào thế kỷ 15. Được cho là kiệt tác kiến trúc Gothic ở miền Bắc nước Anh với những ô cửa sổ lớn màu sắc huyền bí. Đây là thiết kế của nghệ sĩ đầu tiên có tên trong lịch sử xứ sở sương mù John Thornton.

Cửa kính ở York Minster

William Morris, một nhà thiết kế sáng tạo đã tạo ra tác phẩm trên kinh Vua Arthur và Ngài Lencelot nhiều màu sắc trên khung cửa sổ.

7. Ô cửa sổ của Frank Lloyd Wright, Mỹ
Ô cửa sổ của Frank Lloyd Wright, Mỹ

Kiến trúc sư vĩ đại đầu tiên người Mỹ Frank Lloyd Wright đã sáng tạo phong cách Prairie thông qua các tác phẩm trừu tượng trên thủy tinh mà lấy cảm hứng trực tiếp từ thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật chuyển động của Moris.

8. Nhà thờ Brown Memorial, Mỹ
Nhà thờ Brown Memorial, Mỹ

Ô cửa kính tại nhà thờ Brown, do Louis Comfort Tiffany sáng tạo. Ông là tài năng nghệ nhân người Mỹ với vô số tác phẩm nghệ thuật trang trí từ thiết kế đồ trang sức đến đồ gốm, nhưng thành công và được đánh giá cao hơn cả chính là hội họa trên kính. Kết hợp màu sắc trong khi thủy tinh vẫn còn nóng chảy tạo ra hiệu ứng màu sắc tinh tế hơn bao giờ hết, mang lại cái nhìn nghệ thuật cho cả một thế hệ người Mỹ.

9. Vence Chapel, Pháp
Vence Chapel, Pháp

Henri Matisse nghệ sĩ người Pháp nổi tiếng là tác giả của công trình Vence Chape đặc sắc, gợi lên màu sắc của miền Nam quốc gia Tây Âu với nắng vàng, lá cây xanh và xanh dương của vùng Địa Trung Hải.

10. Grossmünster Zürich, Đức
Grossmünster Zürich, Đức

Những ô cửa sổ ở nhà thờ Grossmünster Zürich miêu tả nhiều cảnh trong Kinh thánh, ngoạn mục nhất là tác phẩm trừu tượng được nhiếp ảnh gia người Đức Polke thực hiện bằng đá mã não.

Hoàng Dung (lược dịch)
Đọc thêm..


Nếu bạn sở hữu một phòng ngủ nhỏ, thì hãy cũng chúng tôi tham khảo những mẹo kê giường góc giúp “ăn gian” không gian nhà rộng hơn nhé.



Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Âu Việt ra đời từ năm 2009 là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các loại bút ký cao cấp, bút kim loại, bút nhựa làm quà tặng khuyến mại, quảng cáo. Hiện nay Chúng tôi là nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền một số thương hiệu bút ký cao cấp như bút ký Pirre paul’s, bút ký SENIOR, Bút chì viết không gẫy cho học sinh TOMATO. Âu Việt cũng là nhà phân phối cho nhiều dòng sản phẩm có thương hiệu như Bút thông minh, Máy học tiếng anh, Vua gia sư…
 


Những kiểu giường góc phù hợp với phòng ngủ nhỏ



Nếu bạn sở hữu một phòng ngủ nhỏ, thì hãy cũng chúng tôi tham khảo những mẹo kê giường góc giúp “ăn gian” không gian nhà rộng hơn nhé.



Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Âu Việt ra đời từ năm 2009 là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các loại bút ký cao cấp, bút kim loại, bút nhựa làm quà tặng khuyến mại, quảng cáo. Hiện nay Chúng tôi là nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền một số thương hiệu bút ký cao cấp như bút ký Pirre paul’s, bút ký SENIOR, Bút chì viết không gẫy cho học sinh TOMATO. Âu Việt cũng là nhà phân phối cho nhiều dòng sản phẩm có thương hiệu như Bút thông minh, Máy học tiếng anh, Vua gia sư…
 


Đọc thêm..

Với những ngôi nhà có diện tích vừa phải hoặc nhỏ, nếu bài trí hợp lý sẽ tạo ra một không gian gia đình quây quần tuyệt vời. Những kiểu thiết kế bếp dưới đây sẽ biến không gian này thành một nơi mà bà nội trợ nào cũng mê.


1. Bếp trắng và tối đa khu lưu trữ

Không phải căn hộ nào cũng may mắn có diện bếp mở rộng theo diện tích sàn. Nếu phòng bếp nhà bạn nhỏ, bạn có thể lên kế hoạch cho việc “mở rộng” diện tích sử dụng trong phạm vi cho phép. Với màu sắc chủ đạo là trắng, kết hợp tường ghi nhạt. Kệ bếp nên tính toán thật chi li để trở thành khu vực lưu trữ đồ nhà bếp một cách ngăn nắp với tủ có cánh. Bàn đá nhân tạo lấy tông màu gỗ mộc vừa là điểm nhấn cho bếp vừa kết hợp làm bàn soạn. Vì bếp nhỏ nên tủ trên không nên đẩy lên kịch trần, bạn nên để một khoảng trống để tạo sự đặc – rỗng về tầm nhìn cho bếp có cảm giác thoáng. 


Để sử dụng thuận tiện, thì bếp kiểu chữ U là một lựa chọn thông minh.

2. Bếp đồng quê mộc mạc với màu sắc trung tính

Căn bếp này phù hợp cho những nhà cải tạo lại bếp cũ (giữ lại chút gì xưa cũ, là nơi lưu giữ kỷ niệm) hoặc dành cho chủ nhà yêu thích không gian mộc mạc đồng quê. Màu sắc đơn giản không quá 3 màu kết hợp. Màu trung tính làm nền chủ đạo. Tủ bếp dưới có các ngăn và có cánh tủ. Phía trên là các kệ mở vừa sử dụng thuận tiện, thông thoáng, dễ tìm kiếm và kết hợp trang trí. 


3. Bếp nhỏ bố trí dọc tường

Nên thiết kế bếp bám dọc tường để tối đa hóa không gian. Bếp dài 3m vừa đủ đảm bảo lưu trữ đồ làm bếp, bồn rửa, lò nướng, bếp nầu. Kiểu bếp này nên sử dụng gỗ sơn màu kem, tường và lát sàn ghi xám. 




4. Nhà bếp đồng quê màu trắng

Bếp đồng quê này với phong cách đơn giản, tinh tế. Màu trắng chủ đạo nên tủ trên sẽ đóng kịch trần, vừa tạo khu lưu trữ đồ tối đa vừa tạo không gian liền mạch. Chiếu sáng gồm các đèn đặt dưới tủ trên và trong các ngăn tủ để thao tác thuận tiện.



5. Bếp trắng – đen truyền thống

Căn bếp đơn sắc, đơn giản chỉ là bếp trắng, bàn đá đen đã mang lại cho khu vực bếp chữ U một tổng thể nhỏ gọn và sạch sẽ. 


6. Bếp nhỏ với gạch mosaic

Tủ bếp và mặt đá sử dụng màu sẫm kết hợp với ánh sáng mạnh có chủ điểm. Lúc đó hiệu quả của việc sử dụng gạch mosaic cho trang trí tường sẽ phát huy hiệu quả. Đó là tạo ảo giác nhân đôi không gian bếp nhỏ hình chữ L này. 



7. Bếp nhỏ với không gian đa năng

Bếp này lấy sắc trắng làm nền chủ đạo. Tủ trên được đẩy lên sát trần với thiết kế tạo cảm giác liền mạch, mở rộng và để lưu trữ các đồ ít được sử dụng. Một quầy bar ăn sáng kết hợp bàn soạn, nơi sơ chế đồ, chậu rửa. Bên dưới quầy tận dụng làm kho chứa đồ thường xuyên sử dụng cho nhà bếp. Một vài chiếc ghế đơn sắc tông màu tươi tắn kết hợp mảng mầu đậm nho nhỏ của quầy bar tạo cho không gian sống động, có chiều sâu. 



8. Bếp nhỏ gọn với ngăn chia không gian

Với bếp có diện tích nhỏ bạn không nên tạo không gian đóng kín. Đồ dùng cho nhà bếp nên đơn giản hết sức có thể, đồng thời kết hợp các kệ mở để tạo không gian liên kết, vay mượn, ví dụ như một chiếc kệ bày sách nấu ăn, đèn vừa để trang trí vừa ngăn chia không gian. Kiểu bếp này khu vực thao tác bếp chỉ cần 2m2 là đảm bảo. 



9. Bếp nhỏ trắng – đỏ cho không gian thiếu sáng

Nếu bếp quá nhỏ lại nằm ở khu vực thiếu sáng tự nhiên trầm trọng trong căn hộ của bạn. Bạn nên tạo ánh sáng nhân tạo bằng mảng trần chiếu sáng tạo cảm giác tự nhiên từ phía trên. Mảng bếp đỏ trên nền tường trắng sẽ tạo một căn bếp cá tính. 



10. Bếp nhỏ với việc vay mượn không gian

Bạn có thể mở rộng, vay mượn không gian bếp – ăn – khách với nhau. Không gian trên một diện phẳng sẽ rộng rãi thành một phòng lớn có 3 chức năng nấu bếp – ăn uống – tiếp khách của gia đình bạn. Việc phân chia công năng bằng sự thay đổi của sàn, chiều cao đồ nội thất. Sử dụng màu kem, đồ nội thất mây tre đan rất hài hòa.


Thiết kế nội thất nhà bếp nhỏ xinh

Với những ngôi nhà có diện tích vừa phải hoặc nhỏ, nếu bài trí hợp lý sẽ tạo ra một không gian gia đình quây quần tuyệt vời. Những kiểu thiết kế bếp dưới đây sẽ biến không gian này thành một nơi mà bà nội trợ nào cũng mê.


1. Bếp trắng và tối đa khu lưu trữ

Không phải căn hộ nào cũng may mắn có diện bếp mở rộng theo diện tích sàn. Nếu phòng bếp nhà bạn nhỏ, bạn có thể lên kế hoạch cho việc “mở rộng” diện tích sử dụng trong phạm vi cho phép. Với màu sắc chủ đạo là trắng, kết hợp tường ghi nhạt. Kệ bếp nên tính toán thật chi li để trở thành khu vực lưu trữ đồ nhà bếp một cách ngăn nắp với tủ có cánh. Bàn đá nhân tạo lấy tông màu gỗ mộc vừa là điểm nhấn cho bếp vừa kết hợp làm bàn soạn. Vì bếp nhỏ nên tủ trên không nên đẩy lên kịch trần, bạn nên để một khoảng trống để tạo sự đặc – rỗng về tầm nhìn cho bếp có cảm giác thoáng. 


Để sử dụng thuận tiện, thì bếp kiểu chữ U là một lựa chọn thông minh.

2. Bếp đồng quê mộc mạc với màu sắc trung tính

Căn bếp này phù hợp cho những nhà cải tạo lại bếp cũ (giữ lại chút gì xưa cũ, là nơi lưu giữ kỷ niệm) hoặc dành cho chủ nhà yêu thích không gian mộc mạc đồng quê. Màu sắc đơn giản không quá 3 màu kết hợp. Màu trung tính làm nền chủ đạo. Tủ bếp dưới có các ngăn và có cánh tủ. Phía trên là các kệ mở vừa sử dụng thuận tiện, thông thoáng, dễ tìm kiếm và kết hợp trang trí. 


3. Bếp nhỏ bố trí dọc tường

Nên thiết kế bếp bám dọc tường để tối đa hóa không gian. Bếp dài 3m vừa đủ đảm bảo lưu trữ đồ làm bếp, bồn rửa, lò nướng, bếp nầu. Kiểu bếp này nên sử dụng gỗ sơn màu kem, tường và lát sàn ghi xám. 




4. Nhà bếp đồng quê màu trắng

Bếp đồng quê này với phong cách đơn giản, tinh tế. Màu trắng chủ đạo nên tủ trên sẽ đóng kịch trần, vừa tạo khu lưu trữ đồ tối đa vừa tạo không gian liền mạch. Chiếu sáng gồm các đèn đặt dưới tủ trên và trong các ngăn tủ để thao tác thuận tiện.



5. Bếp trắng – đen truyền thống

Căn bếp đơn sắc, đơn giản chỉ là bếp trắng, bàn đá đen đã mang lại cho khu vực bếp chữ U một tổng thể nhỏ gọn và sạch sẽ. 


6. Bếp nhỏ với gạch mosaic

Tủ bếp và mặt đá sử dụng màu sẫm kết hợp với ánh sáng mạnh có chủ điểm. Lúc đó hiệu quả của việc sử dụng gạch mosaic cho trang trí tường sẽ phát huy hiệu quả. Đó là tạo ảo giác nhân đôi không gian bếp nhỏ hình chữ L này. 



7. Bếp nhỏ với không gian đa năng

Bếp này lấy sắc trắng làm nền chủ đạo. Tủ trên được đẩy lên sát trần với thiết kế tạo cảm giác liền mạch, mở rộng và để lưu trữ các đồ ít được sử dụng. Một quầy bar ăn sáng kết hợp bàn soạn, nơi sơ chế đồ, chậu rửa. Bên dưới quầy tận dụng làm kho chứa đồ thường xuyên sử dụng cho nhà bếp. Một vài chiếc ghế đơn sắc tông màu tươi tắn kết hợp mảng mầu đậm nho nhỏ của quầy bar tạo cho không gian sống động, có chiều sâu. 



8. Bếp nhỏ gọn với ngăn chia không gian

Với bếp có diện tích nhỏ bạn không nên tạo không gian đóng kín. Đồ dùng cho nhà bếp nên đơn giản hết sức có thể, đồng thời kết hợp các kệ mở để tạo không gian liên kết, vay mượn, ví dụ như một chiếc kệ bày sách nấu ăn, đèn vừa để trang trí vừa ngăn chia không gian. Kiểu bếp này khu vực thao tác bếp chỉ cần 2m2 là đảm bảo. 



9. Bếp nhỏ trắng – đỏ cho không gian thiếu sáng

Nếu bếp quá nhỏ lại nằm ở khu vực thiếu sáng tự nhiên trầm trọng trong căn hộ của bạn. Bạn nên tạo ánh sáng nhân tạo bằng mảng trần chiếu sáng tạo cảm giác tự nhiên từ phía trên. Mảng bếp đỏ trên nền tường trắng sẽ tạo một căn bếp cá tính. 



10. Bếp nhỏ với việc vay mượn không gian

Bạn có thể mở rộng, vay mượn không gian bếp – ăn – khách với nhau. Không gian trên một diện phẳng sẽ rộng rãi thành một phòng lớn có 3 chức năng nấu bếp – ăn uống – tiếp khách của gia đình bạn. Việc phân chia công năng bằng sự thay đổi của sàn, chiều cao đồ nội thất. Sử dụng màu kem, đồ nội thất mây tre đan rất hài hòa.


Đọc thêm..

Theo quan điểm Á Đông, phòng khách là đại diện của ngôi nhà, phản chiếu cá tính và phong cách sống của gia chủ.

Do vậy, khi tiến hành thiết kế phòng khách cần đặc biệt chú ý, bên cạnh bố trí nội thất, nếu hệ tường vách và trần được xử lý sáng tạo sẽ là điểm nhấn ấn tượng cho toàn bộ không gian.
Khác với gạch và xi măng thông thường, thạch cao có trọng lượng nhẹ, thi công nhanh và dễ dàng tạo kiểu. Đặc biệt đối với căn hộ chung cư, khi muốn chia tách để tạo không gian riêng, thay vì sử dụng gạch, kính rườm rà, gia chủ chỉ cần lắp đặt tường thạch cao nhanh chóng và tiện lợi. Nhờ những điểm cộng đó mà thạch cao được nhiều kiến trúc sư lựa chọn và là giải pháp ưu việt cho hệ trần và tường của nhiều công trình từ dân dụng đến cao cấp.
Ba xu hướng thiết kế trần thạch cao phòng khách được ưa chuộng nhất năm 2014 sẽ là gợi ý hay cho gia chủ kiếm tìm giải pháp trang trí hiệu quả về mặt kinh tế lẫn thẩm mỹ.
1. Hiện đại – Đơn giản mà không đơn điệu
Phòng khách hiện đại ẩn chứa vẻ đẹp tinh gọn, giản đơn. Triết lý thiết kế nổi tiếng “Less is more” (Càng đơn giản, càng cuốn hút) thường được áp dụng vào xử lý hình khối, tạo chiều sâu cho không gian.
Do đó, trần thạch cao thường được xử lý kiểu giật tam cấp thành những đường viền dạng bậc thang lịch lãm. Theo quy luật phong thủy, đây là kiểu trần “thiên trì” – ao trên trời. Nếu được kết hợp với chùm đèn pha lê vàng rực rỡ sẽ tạo hình ảnh ẩn dụ “rồng điểm nhãn”, mang vận khí tốt cho ngôi nhà.
 
Để làm nổi bật các đường viền của trần thạch cao, bạn có thể lồng ghép thêm hệ thống đèn ốp trần đơn hoặc đa sắc. Ngoài ra, bạn nên tận dụng những gam màu trung tính cho bố cục hài hòa. Trắng, đen, xám là những lựa chọn tinh tế.
2. Cá tính – Khúc biến tấu độc đáo
Phong cách cá tính lấy cảm hứng từ điều ít người nghĩ đến. Trần thạch cao được cắt sâu và lồng kính là một sáng kiến thú vị. Khi đó, hình ảnh phản chiếu của nội thất lên trần không chỉ mang đến điểm nhấn độc đáo, mà còn tạo hiệu ứng thoáng mát, rộng rãi. Cho rung cảm táo bạo hơn, người thiết kế thường sử dụng các dầm và đoạn tiếp xúc khéo léo, khiến mảng trần nhà như trôi lơ lửng trong không gian.
 
Bên cạnh đó, sử dụng những bức tranh khổ lớn hay những đồ họa độc quyền sẽ góp phần bộc lộ gout thẩm mỹ riêng của gia chủ. Bạn không phải lo vì tường thạch cao nếu được thi công đúng cách, có thể treo vật nặng lên đến 400 kg.
3. Sang trọng – Những khối điêu khắc lịch lãm
Phổ biến nhất là kiểu trần thạch cao phân mảng cho không gian nhã nhặn mà thanh thoát. Phương pháp này đòi hỏi sự hợp tác ăn ý với hệ thống chiếu sáng, nổi bật các mảng cắt, tạo cảm giác phân chia hài hòa cho căn phòng.
 
Một phương pháp khác được nhiều nhà thiết kế ưu ái là mẫu trần thạch cao vòng cung uốn lượn. Gợi ý này đặc biệt phù hợp với những gam màu “hoàng cung” như trắng sữa, vàng đồng, nâu gỗ. Phong cách sang trọng đòi hỏi tất cả những chi tiết nội thất đều đồng bộ với nhau, tránh tình trạng lưng chừng.

3 xu hướng thiết kế trần thạch cao phòng khách ấn tượng nhất năm 2014

Theo quan điểm Á Đông, phòng khách là đại diện của ngôi nhà, phản chiếu cá tính và phong cách sống của gia chủ.

Do vậy, khi tiến hành thiết kế phòng khách cần đặc biệt chú ý, bên cạnh bố trí nội thất, nếu hệ tường vách và trần được xử lý sáng tạo sẽ là điểm nhấn ấn tượng cho toàn bộ không gian.
Khác với gạch và xi măng thông thường, thạch cao có trọng lượng nhẹ, thi công nhanh và dễ dàng tạo kiểu. Đặc biệt đối với căn hộ chung cư, khi muốn chia tách để tạo không gian riêng, thay vì sử dụng gạch, kính rườm rà, gia chủ chỉ cần lắp đặt tường thạch cao nhanh chóng và tiện lợi. Nhờ những điểm cộng đó mà thạch cao được nhiều kiến trúc sư lựa chọn và là giải pháp ưu việt cho hệ trần và tường của nhiều công trình từ dân dụng đến cao cấp.
Ba xu hướng thiết kế trần thạch cao phòng khách được ưa chuộng nhất năm 2014 sẽ là gợi ý hay cho gia chủ kiếm tìm giải pháp trang trí hiệu quả về mặt kinh tế lẫn thẩm mỹ.
1. Hiện đại – Đơn giản mà không đơn điệu
Phòng khách hiện đại ẩn chứa vẻ đẹp tinh gọn, giản đơn. Triết lý thiết kế nổi tiếng “Less is more” (Càng đơn giản, càng cuốn hút) thường được áp dụng vào xử lý hình khối, tạo chiều sâu cho không gian.
Do đó, trần thạch cao thường được xử lý kiểu giật tam cấp thành những đường viền dạng bậc thang lịch lãm. Theo quy luật phong thủy, đây là kiểu trần “thiên trì” – ao trên trời. Nếu được kết hợp với chùm đèn pha lê vàng rực rỡ sẽ tạo hình ảnh ẩn dụ “rồng điểm nhãn”, mang vận khí tốt cho ngôi nhà.
 
Để làm nổi bật các đường viền của trần thạch cao, bạn có thể lồng ghép thêm hệ thống đèn ốp trần đơn hoặc đa sắc. Ngoài ra, bạn nên tận dụng những gam màu trung tính cho bố cục hài hòa. Trắng, đen, xám là những lựa chọn tinh tế.
2. Cá tính – Khúc biến tấu độc đáo
Phong cách cá tính lấy cảm hứng từ điều ít người nghĩ đến. Trần thạch cao được cắt sâu và lồng kính là một sáng kiến thú vị. Khi đó, hình ảnh phản chiếu của nội thất lên trần không chỉ mang đến điểm nhấn độc đáo, mà còn tạo hiệu ứng thoáng mát, rộng rãi. Cho rung cảm táo bạo hơn, người thiết kế thường sử dụng các dầm và đoạn tiếp xúc khéo léo, khiến mảng trần nhà như trôi lơ lửng trong không gian.
 
Bên cạnh đó, sử dụng những bức tranh khổ lớn hay những đồ họa độc quyền sẽ góp phần bộc lộ gout thẩm mỹ riêng của gia chủ. Bạn không phải lo vì tường thạch cao nếu được thi công đúng cách, có thể treo vật nặng lên đến 400 kg.
3. Sang trọng – Những khối điêu khắc lịch lãm
Phổ biến nhất là kiểu trần thạch cao phân mảng cho không gian nhã nhặn mà thanh thoát. Phương pháp này đòi hỏi sự hợp tác ăn ý với hệ thống chiếu sáng, nổi bật các mảng cắt, tạo cảm giác phân chia hài hòa cho căn phòng.
 
Một phương pháp khác được nhiều nhà thiết kế ưu ái là mẫu trần thạch cao vòng cung uốn lượn. Gợi ý này đặc biệt phù hợp với những gam màu “hoàng cung” như trắng sữa, vàng đồng, nâu gỗ. Phong cách sang trọng đòi hỏi tất cả những chi tiết nội thất đều đồng bộ với nhau, tránh tình trạng lưng chừng.
Đọc thêm..
         Một phòng bếp đẹp sang trọng và tiện nghi không thôi vẫn là chưa đủ bởi yếu tố an tòan trong phòng bếp cần phải được đặt lên hàng đầu bởi đây là nơi chế biến thức ăn cung cấp năng lượng cho cả gia đình nếu không an toàn và hợp vệ sinh nơi đây sẽ mang lại nhiều nguy cơ cho sức khỏe của mỗi thành viên.

       Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn có được một nhà bếp không những chỉ đảm bảo yếu tố thẩm mỹ mà còn là yếu tố an toàn tối đa.
 
 
        Độ cao trần phòng bếp nên được đảm bảo tối thiểu trên 3 mét để không gia được thông thoáng và thoát mùi tốt khi đun nấu. Yếu tố này thường không được đảm bảo trong các căn bếp ở chung cư vì trần của nhà chung cư thấp khoảng 2,5m.

       Trần thấp không khí đối lưu không tốt mùi thức ăn sẽ khó bay ra ngoài hoặc hút qua ống khói vì thế mà mỗi khi nấu nướng, mùi thức ăn sẽ bao trùm toàn bộ căn nhà. Cách khắc phục tốt nhất cho phòng bếp thấp trần là trổ cửa sổ thông gió hay lắp đặt hệ thống hút mùi.

        Một lưu ý nữa là khi thiết kế nội thất bếp cần lưu ý không nên làm trần bằng thạch cao thông thường vì bụi khói thức ăn bám trên trần rất khó vệ sinh.
 

 
        Chất liệu tốt nhất cho bàn ăn, bàn bếp là đá để dễ làm vệ sinh hàng ngày. Bên cạnh đó, đá còn là chất liệu an toàn, có khả năng chống cháy nổ hay bén lửa.

       Khi sử dụng mặt bàn đá bạn cần lưu ý, phải mài tròn cạnh để tránh trẻ em trong nhà và đập vào. Có một tác dụng thực tế của bàn đá đó là chúng có tính âm mát lạnh cân bằng với tính nóng của việc nấu nướng, điều này mang lại sự thoải mái cho người nội trợ.




 
 
        Bồn rửa bát và rửa rau nên được chia làm hai ngăn. Ngăn rửa rau có thể nhỏ hơn một chút, đáy thấp hơn. Kích thước ngăn rửa rau tối thiểu 0,3m x 0,3m để rửa thoải mái và rau không bị dập.
  
         Nếu có quá nhiều đồ đạc trong phòng bếp, bạn nên phân chia thành hai khu vực bếp treo và bếp đựng để cất giữ. Nhằm đảo bảo an toàn tối ưu cho hệ thống tủ treo, tủ phải có khoảng hở từ 0,5m đến 1m từ trần đến đầu tủ và hạn chế sử dụng kính.

       Tủ nên nhỏ gọn, vừa phải và thoáng, hệ thống tủ treo quá lớn sẽ gây cảm giác ngột ngạt, khó chịu. Vị trí tủ treo nằm song song với bồn rửa giúp tiết kiệm diện tích.

        Và cuối cùng bạn cần phải lựa chọn bộ bàn ghế ăn có kích thước phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình mình, không nên chọn bàn ăn quá rộng, điều này sẽ làm bàn ăn trống trải, còn quá chật lại gây khó chịu.

Kinh nghiệm thiết kế nội thất phòng bếp an toàn

         Một phòng bếp đẹp sang trọng và tiện nghi không thôi vẫn là chưa đủ bởi yếu tố an tòan trong phòng bếp cần phải được đặt lên hàng đầu bởi đây là nơi chế biến thức ăn cung cấp năng lượng cho cả gia đình nếu không an toàn và hợp vệ sinh nơi đây sẽ mang lại nhiều nguy cơ cho sức khỏe của mỗi thành viên.

       Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn có được một nhà bếp không những chỉ đảm bảo yếu tố thẩm mỹ mà còn là yếu tố an toàn tối đa.
 
 
        Độ cao trần phòng bếp nên được đảm bảo tối thiểu trên 3 mét để không gia được thông thoáng và thoát mùi tốt khi đun nấu. Yếu tố này thường không được đảm bảo trong các căn bếp ở chung cư vì trần của nhà chung cư thấp khoảng 2,5m.

       Trần thấp không khí đối lưu không tốt mùi thức ăn sẽ khó bay ra ngoài hoặc hút qua ống khói vì thế mà mỗi khi nấu nướng, mùi thức ăn sẽ bao trùm toàn bộ căn nhà. Cách khắc phục tốt nhất cho phòng bếp thấp trần là trổ cửa sổ thông gió hay lắp đặt hệ thống hút mùi.

        Một lưu ý nữa là khi thiết kế nội thất bếp cần lưu ý không nên làm trần bằng thạch cao thông thường vì bụi khói thức ăn bám trên trần rất khó vệ sinh.
 

 
        Chất liệu tốt nhất cho bàn ăn, bàn bếp là đá để dễ làm vệ sinh hàng ngày. Bên cạnh đó, đá còn là chất liệu an toàn, có khả năng chống cháy nổ hay bén lửa.

       Khi sử dụng mặt bàn đá bạn cần lưu ý, phải mài tròn cạnh để tránh trẻ em trong nhà và đập vào. Có một tác dụng thực tế của bàn đá đó là chúng có tính âm mát lạnh cân bằng với tính nóng của việc nấu nướng, điều này mang lại sự thoải mái cho người nội trợ.




 
 
        Bồn rửa bát và rửa rau nên được chia làm hai ngăn. Ngăn rửa rau có thể nhỏ hơn một chút, đáy thấp hơn. Kích thước ngăn rửa rau tối thiểu 0,3m x 0,3m để rửa thoải mái và rau không bị dập.
  
         Nếu có quá nhiều đồ đạc trong phòng bếp, bạn nên phân chia thành hai khu vực bếp treo và bếp đựng để cất giữ. Nhằm đảo bảo an toàn tối ưu cho hệ thống tủ treo, tủ phải có khoảng hở từ 0,5m đến 1m từ trần đến đầu tủ và hạn chế sử dụng kính.

       Tủ nên nhỏ gọn, vừa phải và thoáng, hệ thống tủ treo quá lớn sẽ gây cảm giác ngột ngạt, khó chịu. Vị trí tủ treo nằm song song với bồn rửa giúp tiết kiệm diện tích.

        Và cuối cùng bạn cần phải lựa chọn bộ bàn ghế ăn có kích thước phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình mình, không nên chọn bàn ăn quá rộng, điều này sẽ làm bàn ăn trống trải, còn quá chật lại gây khó chịu.
Đọc thêm..
       Sử dụng vách ngăn lý tưởng trong căn hộ

      Vách ngăn là một bộ phận không thể thiếu cấu thành nên không gian kiến trúc. Nó được sử dụng từ rất sớm để bảo vệ con người chống lại thiên nhiên khắc nghiệt, thú dữ, đánh dấu không gian chung - riêng... Vách ngăn được sử dụng phát triển theo trình độ phát triển của khoa học công nghệ và cũng được sử dụng rộng khắp với nhiều không gian chức năng khác nhau, phù hợp văn hoá từng vùng - miền và quốc gia khác nhau.
Mẫu vách ngăn phòng khách đẹp
        Ở Việt Nam, vách ngăn được sử dụng tương đối phong phú bởi nhiều chủng loại vật liệu khác nhau, từ những vật liệu xây dựng cổ xưa nhất là tre nứa đến những vật liệu hiện đại như composit, nhôm kính... Vách ngăn được nghiên cứu phát triển phong phú dưới các loại hình khác nhau như vách ngăn cố định mang tính chắc chắn, vách ngăn di động mang tính năng động, vách ngăn sử dụng chất liệu cứng và mềm, vách ngăn chống nước, vách ngăn đóng và mở như là bình phong tạo không gian e ấp, vách ngăn kính bao che bảo vệ nhưng không chia cắt không gian và mang tính ước lệ...

      Trong nhà ở, vách ngăn đóng một vai trò quyết định tạo nên không gian phong phú và phong cách riêng cho gia chủ. Do điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội, vách ngăn càng trở nên đặc biệt hữu dụng trong việc thiết kế nhà ở cho người Việt.

Vách ngăn hoa văn gỗ

       Nói đến một căn hộ lý tưởng hay căn nhà lý tưởng, cần khẳng định là không có bất kỳ một căn hộ hay căn nhà lý tưởng chung cho tất cả chủ thể khác nhau.

       Để có thể thiết kế tạo dựng một căn hộ lý tưởng chúng ta cần nắm rõ những không gian tối thiểu chung cho nhu cầu ở - các bộ phận cấu thành nên căn hộ ở gồm: Khối ngủ; Sinh hoạt chung; Phòng làm việc học tập; Phòng ăn, bếp; Không gian tín ngưỡng; Các khu phụ và vệ sinh; Giao thông gắn kết các bộ phận với nhau.

       Sẽ không là lý tưởng nếu vách ngăn chỉ thực hiện một chức năng ngăn chia không gian mà bỏ qua hàng loạt các chức năng sống khác như: trang trí nội thất,  an toàn...
Vách ngăn kết hợp kệ tivi đẹp

       Thực tế, không có nhiều loại vách ngăn thay thế được một cách hoàn toàn các đặc tính của vật liệu gạch truyền thống. Xét về đặc tính lý hóa, gạch nung truyền thống là loại vật liệu có giá thành rẻ, dễ thi công, dễ trang trí và có độ bền vững với môi trường nóng ẩm cao, có hệ thống cung cấp rộng khắp, đội ngũ thợ thi công lành nghề đông đảo, độ cứng lớn và dễ dàng cho việc trang trí, tạo hình theo kiến trúc. 

       Với các vật liệu còn lại như các loại gạch không nung, vật liệu 3D, tuy có độ bền lý hóa có thể tương đương, nhưng tương đối phức tạp về mặt thi công, đòi hỏi thiết bị và công nhân lành nghề, khả năng phổ biến cung cấp vật liệu công nghệ còn ít, khả năng gia công tạo hình có kém hơn và độ cứng thấp hơn ảnh hưởng nhiều đến khả năng trang trí như treo, gắn các thiết bị lên vách.

        Với các loại vật liệu thạch cao, vách gỗ, composite... việc tạo hình là rất tốt, phù hợp với việc trang trí nội thất do có thể uốn cong, sóng lượn, nhưng độ bền cơ lý hóa thấp, khả năng chịu tác động của môi trường không cao, đòi hỏi người sử dụng phải biết giữ gìn, tuổi thọ của kết cấu kém.

        Với vật liệu ngăn chia bằng kính có ưu điểm về độ sáng bóng, độ trong suốt cao, rất thích hợp cho các loại vách ngăn chia, nhưng cũng không thể thay thế 100% vách trong một không gian sống mà gần như chỉ sử dụng cho vách mặt tiền công trình và một số những mảng ngăn chia nhẹ giữa hai không gian liền kề.

      Như vậy, vách ngăn nhẹ cho không gian sống thay thế cho các vật liệu gạch nung truyền thống là xu hướng tất yếu, tuy nhiên tại thời điểm hiện tại, vách ngăn lý tưởng nhất cho không gian sống có thể là sử dụng tổ hợp nhiều loại vách ngăn khác nhau trên cơ sở tận dụng ưu điểm đặc tính của từng chủng loại vật liệu vách ngăn hiện đại.

      Các không gian có thể sử dụng vách ngăn một cách hữu dụng

      Việc sử dụng vật liệu hay loại vách ngăn cho các không gian bộ phận liên hệ với nhau logic, phù hợp cần dựa vào tính chất nhu cầu và công năng sử dụng trong từng điều kiện cụ thể.

        Không gian phòng ngủ bố mẹ nên sử dụng vách cố định với chức năng khác trong căn hộ để tạo sự yên tĩnh và riêng biệt. Với những gia chủ trẻ, không gian ngủ ngăn cách không gian phụ nên sử dụng vách ngăn kính, vẫn đảm bảo không bị ẩm ướt và mùi. Trường hợp có con nhỏ chưa thể tách không gian riêng biệt, bố trí để con ngủ cùng phòng tiện cho việc chăm sóc thì nên dùng vách di động hoặc bình phong để chia không gian nhưng vẫn đảm bảo chăm sóc được con và che ánh sáng, tạo yên tĩnh cho trẻ.

       Không gian sinh hoạt chung hoặc phòng khách là không gian dành cho tất cả mọi người nên sử dụng vách ngăn di động để tạo anco - đây là không gian tương đối phù hợp cho gia đình có người giúp việc. Khi không sử dụng vào ban ngày, chức năng anco sẽ dẹp bỏ cho chức năng phòng khách và sinh hoạt chung.

       Bếp là khu vực tạo ra mùi thức ăn rất khó chịu khi sử dụng không gian mở thông với các không gian chức năng khác trong căn hộ. Mặt khác, với người á đông phòng ăn và bếp luôn kín đáo với các chủ thể bên ngoài như là phòng khách. Nếu sử dụng vách ngăn cứng và đóng sẽ tạo cảm giác chật chội thêm cho căn hộ vốn dĩ đã không rộng rãi. Tốt nhất nên sử dụng vách ngăn kín và mở khi tiếp cận với không gian tiếp khách. Kín là kín về mùi và mở là mở rộng trường nhìn để đáp ứng được chức năng không gian đã nêu trên.

        Để tạo ra không gian tín ngưỡng trong căn hộ là vô cùng phức tạp, nó đòi hỏi ấm cúng trang nghiêm và kín đáo. Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là sử dụng bình phong - một loại vách ngăn truyền thống của người Việt.

        Ngoài những chức năng sử dụng đã nêu, vách ngăn còn giảm tải cho kết cấu công trình, bản thân nó còn mang trong mình những yếu tố của văn hoá nữa.

         Tóm lại để có một căn hộ lý tưởng đòi hỏi KTS tâm huyết, đủ trình độ hiểu biết về văn hóa xã hội, trình độ thẩm mỹ và thiết kế để đảm bảo tạo dựng được những căn hộ lý tưởng cho những chủ thể nhất định. Bản thân bài viết này cũng không phải là lý thuyết lý tưởng cho một căn hộ cụ thể

Vách ngăn - Tản mạn đôi chút về vách ngăn trong thiết kế nội thất

       Sử dụng vách ngăn lý tưởng trong căn hộ

      Vách ngăn là một bộ phận không thể thiếu cấu thành nên không gian kiến trúc. Nó được sử dụng từ rất sớm để bảo vệ con người chống lại thiên nhiên khắc nghiệt, thú dữ, đánh dấu không gian chung - riêng... Vách ngăn được sử dụng phát triển theo trình độ phát triển của khoa học công nghệ và cũng được sử dụng rộng khắp với nhiều không gian chức năng khác nhau, phù hợp văn hoá từng vùng - miền và quốc gia khác nhau.
Mẫu vách ngăn phòng khách đẹp
        Ở Việt Nam, vách ngăn được sử dụng tương đối phong phú bởi nhiều chủng loại vật liệu khác nhau, từ những vật liệu xây dựng cổ xưa nhất là tre nứa đến những vật liệu hiện đại như composit, nhôm kính... Vách ngăn được nghiên cứu phát triển phong phú dưới các loại hình khác nhau như vách ngăn cố định mang tính chắc chắn, vách ngăn di động mang tính năng động, vách ngăn sử dụng chất liệu cứng và mềm, vách ngăn chống nước, vách ngăn đóng và mở như là bình phong tạo không gian e ấp, vách ngăn kính bao che bảo vệ nhưng không chia cắt không gian và mang tính ước lệ...

      Trong nhà ở, vách ngăn đóng một vai trò quyết định tạo nên không gian phong phú và phong cách riêng cho gia chủ. Do điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội, vách ngăn càng trở nên đặc biệt hữu dụng trong việc thiết kế nhà ở cho người Việt.

Vách ngăn hoa văn gỗ

       Nói đến một căn hộ lý tưởng hay căn nhà lý tưởng, cần khẳng định là không có bất kỳ một căn hộ hay căn nhà lý tưởng chung cho tất cả chủ thể khác nhau.

       Để có thể thiết kế tạo dựng một căn hộ lý tưởng chúng ta cần nắm rõ những không gian tối thiểu chung cho nhu cầu ở - các bộ phận cấu thành nên căn hộ ở gồm: Khối ngủ; Sinh hoạt chung; Phòng làm việc học tập; Phòng ăn, bếp; Không gian tín ngưỡng; Các khu phụ và vệ sinh; Giao thông gắn kết các bộ phận với nhau.

       Sẽ không là lý tưởng nếu vách ngăn chỉ thực hiện một chức năng ngăn chia không gian mà bỏ qua hàng loạt các chức năng sống khác như: trang trí nội thất,  an toàn...
Vách ngăn kết hợp kệ tivi đẹp

       Thực tế, không có nhiều loại vách ngăn thay thế được một cách hoàn toàn các đặc tính của vật liệu gạch truyền thống. Xét về đặc tính lý hóa, gạch nung truyền thống là loại vật liệu có giá thành rẻ, dễ thi công, dễ trang trí và có độ bền vững với môi trường nóng ẩm cao, có hệ thống cung cấp rộng khắp, đội ngũ thợ thi công lành nghề đông đảo, độ cứng lớn và dễ dàng cho việc trang trí, tạo hình theo kiến trúc. 

       Với các vật liệu còn lại như các loại gạch không nung, vật liệu 3D, tuy có độ bền lý hóa có thể tương đương, nhưng tương đối phức tạp về mặt thi công, đòi hỏi thiết bị và công nhân lành nghề, khả năng phổ biến cung cấp vật liệu công nghệ còn ít, khả năng gia công tạo hình có kém hơn và độ cứng thấp hơn ảnh hưởng nhiều đến khả năng trang trí như treo, gắn các thiết bị lên vách.

        Với các loại vật liệu thạch cao, vách gỗ, composite... việc tạo hình là rất tốt, phù hợp với việc trang trí nội thất do có thể uốn cong, sóng lượn, nhưng độ bền cơ lý hóa thấp, khả năng chịu tác động của môi trường không cao, đòi hỏi người sử dụng phải biết giữ gìn, tuổi thọ của kết cấu kém.

        Với vật liệu ngăn chia bằng kính có ưu điểm về độ sáng bóng, độ trong suốt cao, rất thích hợp cho các loại vách ngăn chia, nhưng cũng không thể thay thế 100% vách trong một không gian sống mà gần như chỉ sử dụng cho vách mặt tiền công trình và một số những mảng ngăn chia nhẹ giữa hai không gian liền kề.

      Như vậy, vách ngăn nhẹ cho không gian sống thay thế cho các vật liệu gạch nung truyền thống là xu hướng tất yếu, tuy nhiên tại thời điểm hiện tại, vách ngăn lý tưởng nhất cho không gian sống có thể là sử dụng tổ hợp nhiều loại vách ngăn khác nhau trên cơ sở tận dụng ưu điểm đặc tính của từng chủng loại vật liệu vách ngăn hiện đại.

      Các không gian có thể sử dụng vách ngăn một cách hữu dụng

      Việc sử dụng vật liệu hay loại vách ngăn cho các không gian bộ phận liên hệ với nhau logic, phù hợp cần dựa vào tính chất nhu cầu và công năng sử dụng trong từng điều kiện cụ thể.

        Không gian phòng ngủ bố mẹ nên sử dụng vách cố định với chức năng khác trong căn hộ để tạo sự yên tĩnh và riêng biệt. Với những gia chủ trẻ, không gian ngủ ngăn cách không gian phụ nên sử dụng vách ngăn kính, vẫn đảm bảo không bị ẩm ướt và mùi. Trường hợp có con nhỏ chưa thể tách không gian riêng biệt, bố trí để con ngủ cùng phòng tiện cho việc chăm sóc thì nên dùng vách di động hoặc bình phong để chia không gian nhưng vẫn đảm bảo chăm sóc được con và che ánh sáng, tạo yên tĩnh cho trẻ.

       Không gian sinh hoạt chung hoặc phòng khách là không gian dành cho tất cả mọi người nên sử dụng vách ngăn di động để tạo anco - đây là không gian tương đối phù hợp cho gia đình có người giúp việc. Khi không sử dụng vào ban ngày, chức năng anco sẽ dẹp bỏ cho chức năng phòng khách và sinh hoạt chung.

       Bếp là khu vực tạo ra mùi thức ăn rất khó chịu khi sử dụng không gian mở thông với các không gian chức năng khác trong căn hộ. Mặt khác, với người á đông phòng ăn và bếp luôn kín đáo với các chủ thể bên ngoài như là phòng khách. Nếu sử dụng vách ngăn cứng và đóng sẽ tạo cảm giác chật chội thêm cho căn hộ vốn dĩ đã không rộng rãi. Tốt nhất nên sử dụng vách ngăn kín và mở khi tiếp cận với không gian tiếp khách. Kín là kín về mùi và mở là mở rộng trường nhìn để đáp ứng được chức năng không gian đã nêu trên.

        Để tạo ra không gian tín ngưỡng trong căn hộ là vô cùng phức tạp, nó đòi hỏi ấm cúng trang nghiêm và kín đáo. Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là sử dụng bình phong - một loại vách ngăn truyền thống của người Việt.

        Ngoài những chức năng sử dụng đã nêu, vách ngăn còn giảm tải cho kết cấu công trình, bản thân nó còn mang trong mình những yếu tố của văn hoá nữa.

         Tóm lại để có một căn hộ lý tưởng đòi hỏi KTS tâm huyết, đủ trình độ hiểu biết về văn hóa xã hội, trình độ thẩm mỹ và thiết kế để đảm bảo tạo dựng được những căn hộ lý tưởng cho những chủ thể nhất định. Bản thân bài viết này cũng không phải là lý thuyết lý tưởng cho một căn hộ cụ thể
Đọc thêm..