Các loại gỗ công nghiệp làm tủ bếp

Trong xu thế phát triển hiện nay khi các nguần khai thác gỗ tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Gỗ công nghiệp đang nổi lên là loại vật liệu đóng nội thất phổ biến. Trên thực tế nhờ công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại nên về chất lượng gỗ công nghiệp cũng đang ngày càng có chất lượng tốt hơn và có những ưu điểm ngay cả gỗ tự nhiên cũng không thể so sánh như khả năng chống cong vênh, mối mọt….

Hiện nay gỗ công nghiệp có nhiều loại khác nhau, chúng tôi xin giới thiệu một số loại gỗ công nghiệp được được sử dụng phổ biến, giúp bạn hiểu rõ và dễ dàng lựa chọn loại gỗ phù hợp khi đóng nội thất nói chung, tủ bếp nói riêng.

Trước hết chúng ta hãy hiểu khái niệm về gỗ công nghiệp ?
Theo wikipedia.org: Gỗ công nghiệp là một loại gỗ được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng của gỗ tự nhiên hoặc vật liệu phù hợp khác thông qua quá trình sử lý công nghiệp như băm nát, nghiền nhỏ, lọc rửa, tẩm xấy, phun hoá chất, tẩm keo, ép… để làm ra tấm gỗ.
          
           Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood - Based Panel.

Các loại gỗ công nghiệp thường được sử dụng hiện nay bao gồm:
            1. Gỗ Công nghiệp MFC ( Melamine Faced Chipboard) :
Gỗ Công nghiệp MFC được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su...), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Mặt ván được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau: melamine, veneer (gỗ lạng)... Ván MFC chủ yếu sử dụng để trang trí nội thất, sản xuất đồ mộc gia đình, công sở. Ván được sản xuất bằng quá trình ép dăm gỗ đã trộn keo, tương tự như MDF nhưng gỗ được xay thành dăm, nên chúng có chất lượng kém hơn MDF. 

go-cong-nghiep-MFC
Mẫu gỗ công nghiệp MFC

           Công nghệ dán phủ mặt và cạnh ván thỏa mãn nhiều yêu cầu về hình dạng và kích thước, gồm hai loại sản phẩm ván dăm trơn và MFC. Ván dăm trơn là loại phổ biến trên thị trường, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn, hoặc phủ PU. Với sản phẩm MFC, hai mặt được phủ một lớp melamine nhằm tạo vẻ đẹp, chống ẩm và trầy xước. 

2. Gỗ công nghiệp MDF ( Medium Density FiberBoard):
Gỗ công nghiệp MDF hay còn gọi là gỗ ép thuộc loại gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt đới. Gỗ MDF được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, xây dựng.

go-cong-nghiep-MDF
Mẫu gỗ công nghiệp MDF

Gỗ MDF được trải qua quá trình ép sợi gỗ xay nhuyễn đã trộn keo, tỷ trọng từ 520 đến 850 kg/m3, tùy theo yêu cầu chất lượng, nguyên liệu gỗ, độ dày. Trên thị trường hiện có 3 loại chính là trơn, chịu nước và melamine.

Loại gỗ MDF trơn được phổ biến nhất hiện nay, khi sử dụng thường được phủ Veneer, sơn hoặc PU, loại này có khả năng chịu nước tốt.

3. Gỗ công nghiệp HFD ( High Densitty Fiberboard)
Gỗ này được chế tạo bằng cách dùng bột gỗ trộn keo ép lại với cường độ nén cực cao, có khả năng chịu nước, chịu cháy khá tốt.

go-cong-nghiep-HDF
Mẫu gỗ HDF

4. Gỗ công nghiệp PW ( PlyWood):
Được ép từ những miếng gỗ rất mỏng, ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Dòng gỗ này thường đi cùng Veneer để tạo vẻ đẹp, sau đó được tiếp tục phủ thêm một lớp PU để chống ẩm và trầy xước.
go-cong-nghiep-PW
Mẫu gỗ công nghiệp PW

5. Gỗ công nghiệp Laminate HPL (High-pressure laminate)
Laminate là vật liệu bề mặt có khả năng chịu nước, chịu lửa, đa dạng về màu sắc vân hoa với nhiều tính năng ưu việt, chuyên được sử dụng để trang trí bề mặt thay thế gỗ tự nhiên trong lĩnh vực nội thất, đồ gỗ gia dụng

go-cong-nghiep-laminate
Mẫu gỗ laminate

Laminate hơn hẳn các loại vật liệu bề mặt khác bởi các tính năng vượt trội như: chịu xước, chịu va đập, chịu nhiệt, chịu ăn mòn, chịu tàn thuốc, chống mối mọt và vi khuẩn, chống tĩnh điện… Ngoài ra, màu sắc của laminate rất phong phú, ngoài màu trơn, vân gỗ, vân đá, ngày nay còn có màu kim loại, ánh nhũ, 3D hay hoa văn thiết kế theo mẫu riêng với nhiều kiểu bề mặt khác nhau như mờ, mịn, gương bóng, vân nổi, vân xước… giống như thật.

Nhìn chung các loại tủ bếp gỗ công nghiệp hiện nay thường sử dụng gỗ Laminate hoặc gỗ HDF phun sơn PU hoặc phủ veneer. Hai loại gỗ này vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cao lại vừa có những ưu điểm nổi trội về khả năng chống ẩm mốc, mối mọt và cong vênh.

Đăng nhận xét